5 phút để đọc

Tác giả: Mạc Văn Đạt - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

PM2.5 là gì?

PM2.5 được biết đến là bụi mịn có đường kính 2.5 μm hoặc nhỏ hơn. Bụi PM2.5 có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây kích ứng và ăn mòn thành phế nang, từ đó làm suy giảm chức năng của phổi, thậm chí gây ung thư phổi [1], [2], [3]. Mọi người dành khoảng 90% thời gian ở môi trường trong nhà (trong nhà, văn phòng, trường học, v.v.) và do đó, PM2.5 trong nhà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nồng độ PM2.5 trong nhà trong nhà, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp giảm thiểu nồng độ PM2.5 trong nhà ở tại Hà Nội, Việt Nam.

Nồng độ bụi PM2.5 trong nhà ở tại Hà Nội, Việt Nam

Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, nơi có những thời điểm ghi nhận nồng độ bụi mịn ở mức rất cao. Năm 2021, một nghiên cứu được tiến hành tại 32 nhà ở ghi nhận nồng độ bụi PM2.5 trung bình trong nhà đạt 52.1 μg/m3 [4]. Sau đó năm 2022, một nghiên cứu khác với kết quả cao hơn trước đó được công bố với giá trị nồng độ bụi PM2.5 trung bình trong nhà đạt 59.9 μg/m3 [5]. Các kết quả này cao hơn gần 4 lần so với khuyến nghị nồng độ bụi PM2.5 trong nhà do WHO đưa ra (15 μg/m3). Hình 1 so sánh nồng độ bụi PM2.5 trung bình tại Hà Nội với Hồ Chí Minh và các thành phố khác trong khu vực và trên thế giới [6-14]. Qua đó, giá trị nồng độ bụi PM2.5 trung bình trong nhà Hà Nội tương tự như Hồ Chí Minh và một số thành phố của Trung Quốc, nhưng cao hơn 2- 6 lần so với các thành phố tại Phương Tây. Vậy đâu là nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ bụi PM2.5 trung bình trong nhà?

figure_1

Hình 1: Nồng độ trung bình bụi PM2.5 trong nhà tại Hà Nội so với các thành phố khác.

Các yếu tố ảnh hướng đến nồng độ bụi PM2.5 trong nhà

  • Nồng độ PM2.5 ngoài trời: Các nguồn ô nhiễm PM2.5 ngoài trời, chẳng hạn như khí thải giao thông, hoạt động công nghiệp, cháy rừng và đốt rơm, có thể xâm nhập vào môi trường trong nhà thông qua hệ thống thông gió, cửa sổ và cửa ra vào.
  • Nguồn trong nhà: Các hoạt động trong nhà như nấu ăn, hút thuốc, đốt nến hoặc thắp hương có thể thải ra các hạt PM2.5 trực tiếp vào không khí trong nhà.
  • Hoạt động của người sử dụng: Các hoạt động và hành vi của con người trong không gian trong nhà, chẳng hạn như nấu ăn, sử dụng thiết bị sưởi và thói quen hút thuốc, có thể góp phần làm tăng nồng độ PM2.5 trong nhà.
  • Thông gió và trao đổi không khí: tốc độ thông gió và trao đổi không khí trong tòa nhà có thể ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ PM2.5 trong nhà. Thông gió kém có thể dẫn đến sự tích tụ các chất ô nhiễm trong nhà, trong khi thông gió thích hợp có thể giúp làm giảm các chất ô nhiễm trong nhà.
  • Thiết bị lọc và làm sạch không khí: Sự hiện diện và hiệu quả của hệ thống lọc không khí và máy lọc không khí có thể ảnh hưởng đến mức PM2.5 trong nhà bằng cách thu giữ và loại bỏ các hạt trong không khí.
  • Các yếu tố khác: Các yếu tố như tuổi của tòa nhà, vật liệu xây dựng, khả năng cách nhiệt và độ kín khí có thể ảnh hưởng đến mức PM2.5 trong nhà. Các tòa nhà cũ hoặc những tòa nhà có khả năng cách nhiệt kém có thể dễ bị các chất ô nhiễm ngoài trời xâm nhập hơn.

Một số biện pháp cải thiện giảm nồng độ PM2.5 trong nhà

  • Mở cửa sổ: Khi chất lượng không khí ngoài trời tốt, hãy mở cửa sổ để không khí trong lành lưu thông. Điều này giúp làm loãng các chất ô nhiễm trong nhà.
  • Tránh hút thuốc trong nhà: Hút thuốc là nguồn chính tạo ra PM2.5 trong nhà. Đảm bảo hút thuốc được thực hiện bên ngoài, tránh xa cửa ra vào và cửa sổ.
  • Hệ thống HVAC: Nâng cấp lên bộ lọc chất lượng cao trong hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí.
  • Máy lọc không khí: Sử dụng máy lọc không khí được trang bị bộ lọc HEPA để thu giữ các hạt mịn. Đặt chúng ở những khu vực thường được sử dụng như phòng khách và phòng ngủ.

Mỗi yếu tố sẽ có tác động khác nhau tới nồng độ PM2.5 trong nhà. Để định lượng mức độ ảnh hưởng của các nguồn đến nồng độ PM2.5 trong nhà, chúng ta cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn.

Còn tiếp…

Tài liệu tham khảo

[1] F. Huang, B. Pan, J. Wu, E. Chen, and L. Chen, “Relationship between exposure to PM2. 5 and lung cancer incidence and mortality: A meta-analysis,” Oncotarget, vol. 8, no. 26, p. 43322, 2017.

[2] B. Yang, J. Guo, and C. Xiao, “Effect of PM2. 5 environmental pollution on rat lung,” Environmental Science and Pollution Research, vol. 25, pp. 36136–36146, 2018.

[3] Y.-F. Xing, Y.-H. Xu, M.-H. Shi, and Y.-X. Lian, “The impact of PM2. 5 on the human respiratory system,” J Thorac Dis, vol. 8, no. 1, p. E69, 2016.

[4] N. T. K. Oanh et al., “Particulate air pollution in six Asian cities: Spatial and temporal distributions, and associated sources,” Atmos Environ, vol. 40, no. 18, pp. 3367–3380, 2006.

[5] N. T. T. Thuy, N. T. Dung, K. Sekiguchi, L. B. Thuy, N. T. T. Hien, and R. Yamaguchi, “Mass concentrations and carbonaceous compositions of PM0. 1, PM2. 5, and PM10 at urban locations of Hanoi, Vietnam,” Aerosol Air Qual Res, vol. 18, no. 7, pp. 1591–1605, 2018.

[6] N. T. T. Nhung et al., “Mortality burden due to exposure to outdoor fine particulate matter in Hanoi, Vietnam: health impact assessment,” Int J Public Health, vol. 67, p. 1604331, 2022.

[7] L. K. Tran et al., “The impact of incense burning on indoor PM2. 5 concentrations in residential houses in Hanoi, Vietnam,” Build Environ, vol. 205, p. 108228, 2021.

[8] L.-H. T. Vo et al., “Indoor PM0. 1 and PM2. 5 in Hanoi: chemical characterization, source identification, and health risk assessment,” Atmos Pollut Res, vol. 13, no. 2, p. 101324, 2022.